Bệnh mất ngủ đang có xu hướng trẻ hóa và gây ra những nguy hiểm cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những nội dung bạn cần biết về bệnh mất ngủ.

Tất cả những điều bạn quan tâm về chứng mất ngủ.
Tát cả những điều cần biết về bệnh mất ngủ.

Bệnh mất ngủ là gì?

Bệnh mất ngủ là một tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến thường gặp hiện nay. Nó khiến bạn ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm vào ngày hôm sau. Điều này ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân mắc bệnh mất ngủ là gì?

Nguyên nhân khiến bệnh mất ngủ ngày một nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân khiến bệnh mất ngủ ngày một nghiêm trọng hơn.

Stress trong công việc và cuộc sống.

Lo âu, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều về công việc, chuyện tình cảm, gia đình… là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất. Người trẻ là đối tượng chính dễ gặp phải tình trạng này. 

Sử dụng các chất kích thích dẫn đến bệnh mất ngủ.

Uống rượu bia, trà, cà phê… trước khi ngủ làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương và dẫn đến khó ngủ ngay sau đó.

Môi trường bị ô nhiễm – ồn ào.

Không gian ngủ không thoải mái, bị tác động bởi các tiếng ồn,… Là một nguyên nhân thường gặp làm “phá bĩnh” giấc ngủ của mọi người.

Do thói quen sinh hoạt không điều độ.

Nhiều gia đình có thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học (lạm dụng thiết bị điện tử, ăn quá no, tập thể dục muộn…) Sẽ dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ sâu.

Lạm dụng quá nhiều thuốc.

Thói quen sử dụng thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid… khi sử dụng lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.

Khi gặp các nguyên nhân trên cơ thể sẽ sản sinh ra các gốc tự do, chúng sẽ tấn công vào mạch máu não, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối. Từ đó cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể.

Xem thêm: Mất ngủ thường xuyên gây ra những hệ lụy nguy hiểm gì?

Bệnh mất ngủ sẽ có những triệu chứng gì?

Sau đây là 3 dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn nhận biết mình đang mắc bệnh mất ngủ:

  • Nằm trên giường lâu hơn 30 phút nhưng không ngủ được. Hoặc ngủ trong tình trạng mơ màng không sâu giấc.
  • Khi ngủ, giấc ngủ thay đổi liên tục: Lúc mơ, lúc mộng mị, thức dậy đi vệ sinh,… Không duy trì được một giấc ngủ bình thường.
  • Khi tỉnh dậy cơ thể vẫn mệt mỏi, không sảng khoái, không tập trung làm việc.

Bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Hậu quả bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hậu quả bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Làm não teo, tăng nguy cơ đột quỵ

Một công bố được đăng tải trên Tạp chí Neuroscience (Mỹ) cho thấy: Mất ngủ kéo dài sẽ làm teo não đến 25%. Người trẻ ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên gấp 8 lần so với bình thường.

Mất ngủ gây nên rối loạn tâm lý, cảm xúc

Mất ngủ lâu ngày sẽ khiến người bệnh xoáy vào vòng luẩn quẩn suy nghĩ tiêu cực, hay lo âu, luôn cảm thấy cô đơn, dần dần bị trầm cảm, thần kinh suy nhược, giao tiếp xã hội kém.

Suy giảm chức năng miễn dịch. 

Thiếu ngủ làm giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu dẫn đến hệ miễn dịch bị suy yếu theo thời gian.

Dễ mắc bệnh béo phì

Thiếu ngủ sẽ làm tăng Hormone được sản xuất trong đường tiêu hóa. Chúng có chức năng tác động lên hệ thần kinh gây cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ giàu chất béo.

Da xấu đi nhanh chóng

Khi ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da kém mịn màng, săn chắc. Từ đó, da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ, nổi mụn.

Đe dọa hệ tim mạch

Thường xuyên khó ngủ, ngủ không liền mạch sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải, tạo áp lực cho tim, nhịp tim và huyết áp tăng cao. Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tim mạch châu Âu, việc ngủ không đủ giấc làm tăng 48% nguy cơ tử vong do tim và các bệnh mạch vành.

Mất ngủ cũng làm suy giảm yếu tố sinh lý

Mất ngủ làm giảm đáng kể nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới. Testosterone thấp khiến sinh lý đấng mày râu sụt giảm với các biểu hiện như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…

Nguy cơ cao mắc bệnh ung thư

Giấc ngủ ít và hay gián đoạn khiến nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú.

Xem thêm: Một giấc ngủ ngon mang lại những lợi ích gì?

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ hiện nay.

Các phương pháp để có một giấc ngủ ngon.
Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ.

Dùng thuốc điều trị bệnh mất ngủ.

Có nhiều trường hợp vì mất ngủ kéo dài đã nhờ đến thuốc. Điều này tuy sẽ giải quyết được vấn đề trước mắt là ngủ sâu giấc nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bởi tác dụng phụ của thuốc.

Về bản chất, thuốc ngủ gây ức chế thần kinh trung ương, mang lại giấc ngủ gượng ép, về lâu dài, lạm dụng thuốc dẫn đến nhờn thuốc, mất ngủ nặng hơn, suy gan, thận…

Châm cứu.

Đây là phương pháp sử dụng các loại kim chuyên dụng có độ dài ngắn khác nhau để châm vào các huyệt vị. Từ đó tạo ra kích thích điều chỉnh lại hoạt động của cơ thể, cân bằng âm dương, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.

Phương pháp châm cứu sẽ khiến người bệnh ngủ ngon hơn mỗi tối. Tuy nhiên phương pháp này lại mang lại rủi ro lớn nếu người bệnh không gặp đúng chuyên gia. Châm sai huyệt đạo có thể gây chảy máu nếu châm vào dây thần kinh sẽ dẫn đến bị liệt, teo cơ,…

Xoa bóp, bấm huyệt.

Xoa bóp, bấm huyệt được thực hiện bằng các động tác day, ấn lên huyệt vị của người bệnh, nhằm đạt tới mục đích kích thích tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày mệt nhọc, giải tỏa cơ bắp, thả lỏng toàn thân.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ tác động được ở bề nổi chưa thể tác động sâu bên trong toàn bộ các huyệt vị. Các động tác day, ấn khiến bạn bị đau nhức cục bộ và không đem lại kết quả lâu dài cho người bệnh.

Chế độ ăn uống khoa học.

Chế độ ăn uống và lối sinh hoạt lành mạnh sẽ thúc đẩy nhanh quá trình điều trị mất ngủ. Vì thế, các bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá,…
  • Không vận động mạnh trước khi đi ngủ.
  • Ngủ đúng giờ hạn chế thức quá khuya, nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Điều trị bệnh mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý.

Một số liệu pháp tâm lý, giúp gạt bỏ lo lắng, suy nghĩ, công việc giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Một vài bài tập nhẹ nhàng, thư giãn, nghe nhạc, tắm nước ấm,… cũng giúp dễ ngủ hơn.

Các bài tập đơn giản như ngồi thiền, yoga, tập dưỡng sinh, luyện khí công,… đều giúp trị chứng mất ngủ hiệu quả.

Xem thêm: Lợi ích hay tác hại khi dùng thuốc điều trị bệnh mất ngủ?

Trị liệu điện sinh học R4U – Khôi phục giấc ngủ tự nhiên cho mỗi người.

R4U sẽ tác động sâu vào bên trong các bó cơ, các dây thần kinh, huyệt vị trên cơ thể. Từ đó kích thích hệ thống mạch máu làm giảm áp lực lên tim. Làm thư giãn hệ thần kinh trung ương, đưa sóng não trở về trạng thái Alpha. Từ đó giúp cho cơ thể có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Hy vọng với nội dung bài viết trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh mất ngủ. Từ đó hãy lựa chọn cho mình những phương pháp phòng và điều trị mất ngủ an toàn, hiệu quả nhé.

Mọi thông tin và thắc mắc vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH BLUE SEA – CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP CHO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Hotline: 0836 247 666

Trung tâm điều trị: Tầng 6, số 4 ngõ 4 Kim Đồng, Giáp Bát, Hoàng Mai, tp Hà Nội.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ